DalatBeco: Đầu tư công nghệ để khẳng định trên con đường hội nhập
Đến thành phố Đà Lạt, du khách thập phương không chỉ biết đến đây là thành phố của ngàn hoa mà còn cảm nhận được đây là thành phố của rượu vang. Bên cạnh sản phẩm rượu vang Đà Lạt của Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng, hiện nay tại thành phố Cao Nguyên này vừa trổi lên một loại rượu vang mới khá hấp dẫn và đang được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, đó là rượu vang Dalat Beco của Công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt ( Dalat Beco).
Quang cảnh nhà máy
Công ty Dalat Beco chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào đầu năm 2001 với sản phẩm ban đầu chỉ là bia hơi, thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là trong tỉnh. Thế nhưng, sau khi tiến hành khai thác, nắm bắt được nguồn nguyên liệu hiện có tại địa phương cũng như trong khu vực, Công ty đã bỏ ra 1 tỷ đồng để đầu tư công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại để cho ra đời một dòng sản phẩm mới: Vang Dalat Beco. Bước đầu đã được người tiêu dùng trong tỉnh và tại các thành phố lớn trong nước chấp nhận. Năm 2003, Công ty tiếp tục nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và đưa ra thị trường 3 dòng sản phẩm mới với hàng chục loại rượu vang và rượu chát, đặc biệt là vang trắng và vang đỏ đã được giới tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhờ vậy mà hàng năm tổng doanh thu của đơn vị đều tăng từ 5-10%. Đến năm 2006, Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhà máy rượu kết hợp du lịch sinh thái tại đồi Dã Chiến ở phường 11 thành phố Đà Lạt với tổng diện tích 8.700 m2, công suất 2,5 triệu lít/năm và được hoàn thành, đưa vào sử dụng vào đầu năm 2007. Bên cạnh đó, Công ty cũng vừa nhập một dàn máy chiết rót đóng chai của Ý cùng các thiết bị phụ trợ khác trị giá hàng tỷ đồng, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được nhân công và hạ giá thành sản phẩm. Ông Trần Phú Lộc - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt cho biết: “Sản phẩm rượu vang của Dalat Beco là sản phẩm chất lượng cao được sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Do vậy việc quản lý chất lượng sản phẩm phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chuẩn đã được công bố. Tất cả các loại sản phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều được kiểm tra từ khâu sơ chế cho đến khâu thành phẩm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ từng bước đầu tư công nghệ sản xuất chế biến hiện đại để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao hơn”. Chính vì vậy mà thời gian qua sản phẩm của Dalat Beco được nhận nhiều giải thưởng cao như: Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm trao tặng, sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Sài Gòn tiếp thị trao giấy chứng nhận, đạt Cúp vàng thương hiệu Việt và uy tín chất lượng năm 2005 và đạt thương hiệu mạnh năm 2005 do Thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn...
Toàn cảnh của Khu trưng bày sản phẩm
Sau khi có dây chuyền sản xuất chế biến khá hiện đại, kể từ đầu năm 2007 đến nay, Dalat Beco đã cho ra đời các dòng sản phẩm mới có chất lượng cao từ nguồn nguyên liệu được nhập từ nước cộng hòa Pháp gồm rượu vang Vgnerous, vang Comnesseur, vang Hồng, Champagne và một số loại sản phẩm nước ép trái cây. Ông Phan Ngọc Sơn – Phó giám đốc Công ty Dalat Beco khẳng định: “Chính nhờ chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng lên nên chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của đơn vị đạt 60% kế hoạch năm. Đây sẽ là tín hiệu vui và tạo động lực cho đơn vị chúng tôi tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình khi gia nhập WTO”. Ngoài thị trường chính là các tỉnh, thành phố lớn trong nước, hiện nay các sản phẩm của Dalat Beco đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia… Cho tới nay, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần rượu bia Đà Lạt đã liên doanh với Công ty S.C.E.A De La Cote thuộc tỉnh Vanchise của Pháp thành lập Công ty liên doanh nho Đà Lạt. Đồng thời dự án trồng nho tại xã Tà Nung của thành phố có mức đầu tư khoảng 600.000 Euro cũng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận. Trong đó, phía Dalat Beco đóng góp 40% kinh phí đầu tư. Theo kế hoạch của giai đoạn 1, Công ty sẽ tiến hành trồng 10 ha nguyên liệu nho (giống của Pháp) với kinh phí đầu tư là 300.000 Euro. Được biết, vừa qua Công ty đã nhập về 50.000 cây nho giống của Pháp và tiến hành trồng theo dự định. Sau 2 năm, sẽ cho thu hoạch lứa nho đầu tiên và mẻ rượu đầu tiên này sẽ được xuất sang Pháp. Dự kiến đến năm 2009, tổng diện tích trồng nho được nhập từ nước Pháp sẽ được nâng lên 50 ha.
Có thể nói, liên doanh từ khâu chuẩn bị vùng nguyên liệu cho đến khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại (đúng theo tiêu chuẩn của Pháp) sẽ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh thương hiệu rượu vang Dalat Beco trên